Your Cart

No products in the cart.
Phát Phúc Trading

Chào mừng đến với Phát Phúc

10 tháng năm 2024, nhập khẩu hạt điều cán mốc hơn 2,3 triệu tấn, trị giá hơn 2,89 tỷ USD, giảm 8,5% về lượng và giảm 1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu hạt điều về Việt Nam trong tháng 10 đạt hơn 141 nghìn tấn, trị giá hơn 220 triệu USD, giảm 16,9% về lượng và giảm 9,3% về trị giá so với tháng trước đó.

Lũy kế 10 tháng năm 2024, nhập khẩu hạt điều cán mốc hơn 2,3 triệu tấn, trị giá hơn 2,89 tỷ USD, giảm 8,5% về lượng và giảm 1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Xét về thị trường, Campuchia là nhà cung cấp hạt điều lớn nhất của Việt Nam với sản lượng hơn 815 nghìn tấn, trị giá hơn 1,06 tỷ USD, tăng 33% về lượng và tăng 27% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Giá nhập khẩu bình quân đạt 1.300 USD/tấn, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2022, Campuchia đã xuất khẩu 471.520 tấn hạt điều thô và thu về hơn 1,07 tỷ USD. Trong đó có tới 98,5% sản lượng điều xuất khẩu của Campuchia được bán sang Việt Nam.

Đứng thứ 2 trong số các nhà cung cấp là Bờ Biển Ngà với hơn 547 nghìn tấn, trị giá hơn 678 triệu USD, giảm 30% về lượng và giảm 20% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá nhập khẩu bình quân đạt 1.239 USD/tấn, tăng 14%.

Gana là nhà cung cấp hạt điều lớn thứ 3 của Việt Nam với hơn 264 nghìn tấn, trị giá hơn 301 triệu USD, tăng 12% về lượng và tăng 18% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá nhập khẩu bình quân đạt 1.141 USD/tấn, tăng 6% so với 10 tháng năm 2023.

Theo một số chuyên gia quốc tế, giá hạt điều ở cả chiều nhập khẩu và xuất khẩu đều đang biến động liên tục kể từ đầu năm đến nay có thể do nguyên nhân gián đoạn chuỗi cung ứng dẫn đến diện tích cây trồng này ngày càng bị thu hẹp.

Việt Nam, nhà chế biến hạt điều lớn nhất thế giới, đang phải đối mặt với tình trạng giảm sản lượng điều thô nhập khẩu trên 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Thu hoạch kém ở Tây Phi, khu vực cung cấp điều thô chính, cũng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt. Giá hạt điều thô tăng cao và việc thiếu nguồn nguyên liệu đã đẩy giá nhân điều tăng lên.

Ngoài ra, nhu cầu cao ở các thị trường mới nổi: Các quốc gia như Trung Quốc và các khu vực khác ở châu Á đang chứng kiến nhu cầu tăng mạnh do tầng lớp trung lưu mở rộng và người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến sức khỏe. Cạnh tranh gia tăng đối với nguồn cung sẵn có đã đẩy giá lên cao.

Tags:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Awesome Work

Bài viết liên quan

×